Sữa mẹ chứa kháng thể giúp bé giảm nguy cơ bị ốm.
Tất cả trẻ sơ sinh đều được nhận kháng thể từ mẹ qua nhau thai trong thời kì trong bụng mẹ. Nhưng các protein này chỉ tồn tại trong máu trẻ sơ sinh trong VÀI TUẦN ĐẦU SAU SINH.
Nhưng trẻ bú sữa mẹ được bảo vệ thêm từ kháng thể, các protein khác và các tế bào miễn dịch trong sữa mẹ. Các kháng thể có 5 dạng cơ bản, được biểu thị là IgG, IgA, IgM, IgD và IgE. Tất cả đã được tìm thấy trong sữa mẹ, nhưng đến nay, loại phổ biến nhất là IgA.
Các phân tử IgA này thường chống lại các mầm bệnh trong môi trường xung quanh. Khi nuốt, hít phải hoặc tiếp xúc với một tác nhân gây bệnh trong môi trường, mẹ sẽ tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân đó và kháng thể được truyền vào sữa mẹ cho trẻ. Mỗi kháng thể mà mẹ tạo ra đều đặc hiệu với tác nhân đó; không lãng phí thời gian tấn công các chất không liên quan nên trẻ sẽ nhận được sự bảo vệ mà trẻ cần nhất – chống lại các tác nhân lây nhiễm mà trẻ thường gặp nhất trong môi trường xung quanh mình.
Một điều tuyệt vời nữa là các kháng thể từ sữa mẹ truyền cho trẻ sẽ chỉ nhận diện và tiêu diệt các vi khuẩn có hại và không liên quan, không tác động đến các vi khuẩn hữu ích thường thấy trong ruột, không làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ – khác với cơ chế hoạt động của kháng sinh thường gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…. Các vi khuẩn hữu ích trong ruột vẫn tồn tại sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các sinh vật gây hại, do đó bảo vệ cơ thể trẻ tốt hơn trong thời kì bệnh tật.
Và cuối cùng, các phân tử IgA phân tử chống lại virus và vi khuẩn nhưng không gây nên một lượng lớn kháng thể này vẫn không gây thiệt hại đến màng niêm mạc rất tinh tế trong ruột non của trẻ.
Vì lẽ đó, trẻ bú mẹ sẽ có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn: nguy cơ bị viêm tai giữa thấp hơn 2 lần, nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp thấp hơn 3.6 lần, nguy cơ nhiễm giun đường ruột thấp hơn 2.8 lần… so với trẻ uống sữa công thức.
- Sữa mẹ phù hợp với nhu cầu của bé ở mỗi thời điểm khác nhau
Một trong những lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ là sản xuất sữa hoàn hảo cho trẻ, tùy thuộc vào nhu cầu của bé ở từng bước phát triển và cả thời tiết. Trong thời tiết nóng, sữa chứa nhiều nước hơn lúc trời mát mẻ. Sữa cho trẻ sinh non sẽ khác sữa cho trẻ sinh đủ tháng, sữa cho trẻ 1 tuổi khác sữa cho trẻ 6 tháng. Sữa cho trẻ sơ sinh có hàm lượng chất béo cao hơn vì chúng đang phát triển rất nhanh. Nhưng hàm lượng kháng thể trong sữa mẹ tăng lên khi trẻ lớn hơn và bú ít đi để bảo vệ trẻ giảm nguy cơ bị ốm trong thời kì ăn dặm khi trẻ được giới thiệu thêm thức ăn mới và bú mẹ ít đi. Đó là lý do tại sao các ngân hàng sữa luôn cố gắng để sữa của người hiến tặng cho em bé càng gần tháng tuổi nhau càng tốt. Và việc so sánh màu sữa mẹ nào vàng hơn, nhiều váng hơn, đặc hơn để quyết định sữa mẹ đó chất lượng hơn là chuyện không thực tế vì nó còn phụ thuộc vào tháng tuổi và nhu cầu của bé.
Sữa mẹ tiếp tục cung cấp hàm lượng ổn định chất dinh dưỡng sau 1 năm đầu nên quan điểm sữa mẹ mất chất, giống như nước lã sau 6 tháng, 1 năm, 2 năm là hoàn toàn sai lầm. Sữa mẹ cho con bú trên 1 năm có hàm lượng chất béo và năng lượng cao hơn sữa mẹ cho con bú trong thời gian ngắn hơn. Kháng thể và các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ vẫn tồn tại cho đến khi nào bé vẫn còn bú mẹ. Tầm 6 tháng bé sẽ cần dinh dưỡng thêm từ những nguồn khác nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn đảm bảo dinh dưỡng chất lượng cho bé, bao gồm những chất đặc biệt cho sự phát triển não bộ.
Từ 12-24 tháng, 448ml sữa mẹ sẽ cung cấp cho trẻ:
29% nhu cầu năng lượng
43% nhu cầu protein
36% nhu cầu canxi
75% nhu cầu vitamin A
76% nhu cầu folate
94% nhu cầu vitamin B12
60% nhu cầu vitamin C
của cơ thể trẻ trong thời kì đó.
- Sữa mẹ vẫn đảm bảo cho bé dù mẹ có chế độ ăn không đầy đủ
Khi cho con bú, các bà mẹ cần một chế độ ăn tăng lên khoảng 400-500 calo mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dinh dưỡng của mẹ chỉ có một ảnh hưởng nhỏ đến thành phần và số lượng sữa mẹ sinh ra. Thông thường, trừ khi một người mẹ bị suy dinh dưỡng nặng, sữa của mẹ đó vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Sữa mẹ được thiết kế để cung cấp và bảo vệ em bé ngay cả trong thời gian khó khăn và nạn đói. Chế độ ăn uống nghèo nàn có thể ảnh hưởng đến người mẹ nhiều hơn là bé. Các mẹ không cần một chế độ ăn hoàn hảo nhưng cần ăn đa dạng thức ăn, tránh các thức ăn không có lợi cho mẹ cho con bú như thức ăn sống, rượu, thuốc lá…
Chế độ ăn của mẹ hiếm khi là nguyên nhân ảnh hưởng đến sữa mẹ, tình hình sức khỏe của trẻ khiến mẹ phải thay đổi chế độ ăn uống như chúng ta vẫn đang thấy rất nhiều giai thoại hiện nay. Không có cái gọi là “Danh sách những thức ăn bà mẹ cho con bú không nên ăn” kiểu như kiêng ăn tôm cua, ăn đồ tanh…. Rất hiếm những trường hợp trẻ gặp vấn đề sức khỏe do thức ăn của mẹ. Tuy nhiên, nếu bé rất nhạy cảm, gia đình có tiền sử dị ứng nặng với một số loại thực phẩm nào đó, bé có thể bị phản ứng dị ứng như bị đau bụng, chảy nước mắt, hen xuyễn, hay nổi mề da sau khi bé bú mẹ ăn thức ăn đó. Các thực phẩm có gây dị ứng phổ biến nhất là sữa, trứng, lúa mì, sò, đậu phộng, bắp và cam quýt, và đậu nành. Thay vì lo lắng về việc hạn chế chế độ ăn uống của bạn khi bạn đang cho con bú, hãy ăn bất cứ thứ gì bạn muốn.
- Sữa mẹ vẫn đảm bảo an toàn trong hầu hết trường hợp mẹ bị ốm
Điều tốt nhất bạn có thể làm cho con khi bạn bị bệnh là tiếp tục cho con bú sữa mẹ. Khi bạn mắc một bệnh truyền nhiễm như là cảm lạnh, cúm hoặc các vi-rút nhẹ khác, bé đã bị phơi nhiễm trước khi bạn biết mình bị bệnh (từ thời kì ủ bệnh). Sữa mẹ sẽ không truyền bệnh cho bé, nhưng nó có các kháng thể đặc trưng cho bệnh bạn đang mắc phải (cộng với bất cứ thứ gì khác mà bạn hoặc bé đã được tiếp xúc) nên sẽ giúp bé không bị ốm, hoặc nếu bé bị ốm, có lẽ bé không bị bệnh như bạn.
Rất hiếm khi một bà mẹ phải ngừng cho con bú sữa mẹ vì mắc bệnh. Chỉ có một vài bệnh rất nghiêm trọng mà một bà mẹ ngưng cho con bú trong một khoảng thời gian hoặc vĩnh viễn. Theo Tiến sĩ Ruth Lawrence, “HIV và HTLV-1 là những bệnh truyền nhiễm duy nhất được coi là tuyệt đối chống lại việc cho con bú ở các nước phát triển”
Khi mẹ bị mắc bất kỳ căn bệnh “thông thường” nào như cảm lạnh, đau họng, cúm, sưng bụng, sốt, viêm vú … bạn nên tiếp tục cho con bú sữa mẹ. Chỉ cần nhắc nhở bác sĩ của bạn rằng bạn đang cho con bú để nếu phải uống thuốc là bác sĩ sẽ cho bạn thuốc thích hợp cho mẹ cho con bú. Hầu hết các loại thuốc đều an toàn khi dùng cho con bú sữa mẹ và đối với các mẹ cho con bú luôn có thuốc thay thế trong trường hợp thuốc thông thường chống chỉ định cho mẹ cho con bú.
Nếu mẹ bị ngộ độc thực phẩm, nên cho con bú sữa mẹ tiếp tục. Cho dù mẹ bị nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày vẫn nên cho con tiếp tục bú mẹ vì việc đó không ảnh hưởng đến em bé. Đây là trường hợp xảy ra hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm. Nếu ngộ độc thức ăn tiến triển đến nhiễm khuẩn huyết, có nghĩa là vi khuẩn đã xâm nhập vào dòng máu của mẹ (mẹ hầu như sẽ phải nhập viện) thì cần cân nhắc đến ý kiến bác sĩ.
Tuy nhiên, trong thời kì bị ốm, mẹ nen thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa em bé bị bệnh bằng cách: rửa tay thường xuyên, tránh nhảy mũi / ho vào người trẻ, hạn chế tiếp xúc mặt đối mặt…
Trong thời kì ốm, thường mẹ sẽ bị giảm sữa. Để tránh việc này hãy cố gắng uống đủ nước và tránh các loại thuốc làm giảm sữa mẹ, duy trì tinh thần thoải mái.
Xem thêm:
Cách khắc phục khi bị mất sữa. Cần xem ngay nếu mẹ đang thiếu sữa cho bé
Mách mẹ cách chữa ít sữa bằng lá vô cùng hiệu quả, sữa về ướt áo