Cân nặng là một phần trong đánh giá tăng trưởng của trẻ. Nó thể hiện mức độ hấp thu chất dinh dưỡng và mức độ phát triển bình thường của các cơ quan. Đồng thời cân nặng cũng là biểu thị phản ánh trạng thái bệnh lý hay bình thường của trẻ.
Nhưng mẹ có biết, cân nặng không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá sự phát triển của trẻ.
Mẹ ️không nên so sánh cân nặng giữa các bé cùng độ tuổi
Cân nặng cũng không phải lúc nào cũng tăng đều và gấp đôi như mới sinh.
Và hơn nữa, cân nặng giữa các trẻ là khác nhau, sự so sánh cân nặng của trẻ này với trẻ khác là việc làm vô nghĩa vì mỗi trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau.
Để đánh giá sự tăng trưởng trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng Anh dựa vào rất nhiều yếu tố như chiều cao, chế độ ăn của trẻ, hoạt động thể chất của trẻ, phản xạ,…chứ không đánh giá chỉ riêng cân nặng.
Ví dụ 1 trẻ có cân nặng dưới chuẩn, nhưng vào thời điểm đó các chỉ số khác trẻ đều ổn định, thì trẻ sẽ và vẫn đang tăng trưởng. Hãy yên tâm, không lâu sau bạn sẽ thấy trẻ sẽ đạt lại tình trạng cân nặng chuẩn mà không cần biện pháp can thiệp nào.

Hiểu sai về cân nặng và tác hại lên trẻ
️ Không ý thức tốt về phát triển cân nặng, cha mẹ có tâm lý là trẻ ăn không đủ chất dinh dưỡng. Tâm lý này đã làm nhiều cha mẹ cố tìm nhiều cách cho trẻ ăn, lừa trẻ ăn vô thức.
Hậu quả: Trẻ sẽ bị biếng ăn không hồi phục (đến 4 tuổi), hoặc biếng ăn giai đoạn (từng cơn), các rối loạn tiêu hóa, suy thận, tâm lý và não bộ mất cân bằng. Đó là thông điệp Gs.Bs. Valerie, Viện dinh dưỡng Nhi Khoa Canada đã nhấn mạnh.
–Tâm lý lo lắng về cân nặng làm cha mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 5.5 tháng tuổi) hoặc cho trẻ ăn bất cứ món nào trẻ có vẻ hào hứng đôi dịp (VD như bánh kẹo, sữa thêm đường, thức ăn làm sẵn, bánh ăn dặm làm sẵn).
Hậu quả: Biếng ăn là tất yếu, nguy cơ dị ứng và viêm da cơ địa rất cao, rối loạn tiêu hóa (hệ tiêu hóa các trẻ sẽ bị mất ổn định 1 thời gian dài)
Hãy hiểu đúng về cân nặng của trẻ!
– Cân nặng so với chuẩn chỉ là 1 yếu tố mang tính chất ước lượng trung bình, không phải tuyệt đối, lí do là:
-Trẻ có khả năng tự điều chỉnh cân nặng vào 1 vài thời điểm trước 2 tuổi
-Nhu cầu của trẻ khác nhau, chênh lệch với chuẩn không lớn thì vẫn được xem là bình thường.
-Thời gian lệch chuẩn nếu không nhiều hơn 3 tháng
– Cân nặng nếu đã vượt chuẩn trước đó, thì trẻ sẽ tự điều chỉnh tăng chậm hoặc không tăng. Sự tự điều chỉnh này sẽ làm trẻ tự giảm lượng ăn. Sự tự điều chỉnh này không phải là biếng ăn.
Bạn nên tuân thủ nhu cầu trẻ, và đợi 1 vài tuần để điều chỉnh lại lượng ăn ban đầu. Mẹ cũng cần nhận thức rằng,việc điều chỉnh này là có xu hướng có lợi cho sức khỏe của trẻ.
– Đừng nhìn vào mập ốm, đừng nhìn vào số Kg đầu tháng và cuối tháng, NÊN nhìn vào quá trình tăng cân từng tuần.Tỷ lệ tăng cân nặng từng tuần theo độ tuổi như sau:
+ 0-3 tháng tuổi: tăng 140 to 210 grams/tuần
+3-6 tháng tuổi: tăng 105 -145 gram/tuần
+6- 12 tháng tuổi: tăng 70-91 gram/tuần
+13-36 tháng tuổi: tăng 50-75 gram/tuần
+3-5 tuổi: Tăng 25-37.5 gram/tuần
Trong 5 tuần, nếu số tuần đạt tỷ lệ tăng từng tuần nhiều hơn thì trẻ vẫn đang tăng trưởng bình thường, việc trẻ không tăng là do trẻ đang điều chỉnh
Như vậy, tăng cân khỏe mạnh mới là điều cha mẹ nên làm cho bé.
Tham khảo phương pháp tăng cân khỏe mạnh cho bé theo lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng Anh Quốc trong bài viết “Dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh”
Xem thêm:
Cách khắc phục khi bị mất sữa. Cần xem ngay nếu mẹ đang thiếu sữa cho bé
Mách mẹ cách chữa ít sữa bằng lá vô cùng hiệu quả, sữa về ướt áo