Cây thuốc quý Đẳng Sâm với tác dụng tuyệt vời

Nhắc đến Đẳng Sâm, dược liệu không mấy xa lạ đối với mọi người và được sử dụng phổ biến đối với nhiều gia đình.

Công dụng của Đẳng Sâm được biết đến có khả năng chữa được bệnh mang hiệu quả không kém gì những loại sâm đắt tiền khác, ngoài khả năng chữa và điều trị bệnh thì Đẳng Sâm còn có tác dụng giúp bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho người dùng, hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của Đẳng Sâm kĩ hơn qua bài viết này nhé.

1. Mô tả.

Cây Đẳng Sâm là một cây thuốc quý, dạng cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ  hình tru dài, đường kính có thể đạt 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân cũ, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía đuôi, lúc tươi màu trắng, sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn.

Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Lá mọc cách hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, mép nguyên, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới màu trắng xám nhẵn hoặc có lông rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm.

Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ ngụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc. Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.

Sâm

Có 5 loại Đẳng Sâm như sau:

Tây Đẳng Sâm: Khô, nhiều chất đường, đầu và đuôi đều tròn, màu vàng hay màu xám, thịt màu xám vàng, có vân tròn dạng phóng xạ, đường kính 13mm trở lên không bị mọt, không bị móc, không lẫn rễ con.

Đông Đẳng Sâm: Khô, chất đường tương đối ít, đầu và đuôi tròn ít nếp nhăn, vỏ màu vàng xám hay màu nâu xám, thịt màu trắng vàng, thoáng có vân tròn dạng phóng xạ, đường 10mm trở lên không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.

Lộ Đẳng Sâm: Khô, nhiều đường mềm rễ dài, vỏ màu vàng hay màu vàng xám, thịt màu vàng nâu hay màu vàng, đường kính trên 10mm không có dầu tiết, không bị sâu mọt, không bị biến chất.

Điều Đẳng Sâm: Khô, có chất đường, hình trụ tròn, vỏ khô màu vàng, thịt màu trắng hay màu vàng trắng, đường kính 12mm trở lên, không có dầu tiết ra, không mọt và bị biến chất.

Bạch Đẳng Sâm: Khô, tương đối cứng, ít đường, hình dạng rễ không thống nhất, vỏ màu vàng xám hay màu trắng vàng, thô mập, đường kính 10mm trở lên, không bị sâu mọt.

Cách chung: rễ hình trụ, có khi phân nhánh, đường kính 0,5-2cm, bên ngoài màu vàng nâu nhạt, trên có những vạch dọc ngang. Thứ to có đường kính trên 1cm, khô, nhuận, thịt trắng ngà, vị ngọt dịu, không sâu mọt là tốt.

2. Phân bố.

Tại nước ta, trong thời gian năm 1961-1985, Viện Dược liệu đã phát hiện Đẳng Sâm ở 14 tỉnh miền núi phía Bắc, còn ở phía Nam chỉ có ở khu vực Tây nguyên. Vùng phân bố tập trung nhất ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng.

3. Tên khoa học của Đẳng Sâm.

Đẳng Sâm tên khoa học là Codonopsis pilosula, đây là loại cây thuộc họ chuông.

Thông nhũ đơn

4. Bộ phận dùng cây Đẳng Sâm.

Rễ là phần được sử dụng làm chủ yếu trong việc tạo ra các vị thuốc có tác dụng chữa bệnh và phục hồi sức khỏe tốt.

5. Thu hái, sơ chế.

Rễ Đẳng Sâm phơi khô

Vào mùa đông, lúc cây đã úa vàng, rụng lá hoặc tới đầu xuân năm sau lúc cây chưa đâm chồi nảy lộc là có thể thu hoạch. Rửa sạch bụi bặm, ủ nước một đêm, hoặc đồ thấy bốc hơi là được, khi mềm, bào mỏng 1-2 ly, tẩm nước gừng để khỏi nê Tỳ và bớt hàn, thường có người sao qua để dùng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).

6. Phần dùng làm thuốc.

Bộ phận được sử dụng là: Rễ

7. Thành phần hóa học trong cây Đẳng Sâm.

Trong rễ cây có chứa một số hoạt chất mang khả năng chữa bệnh hay và hiệu quả như Scutellarein glucooside, Insulin, glucose, alcoloid, nhờ các hoạt chất này có tác dụng đem lại sức khỏe tốt hơn đồng thời trong thành phần của rễ còn có các chất khác tinh bột, saponin và đường giúp điều trị tốt trong việc bồi bổ và tăng cường sinh lý ở nam giới.

8. Đẳng Sâm có tác dụng.

Tác dụng tăng sức đề kháng

Đối với người có sức đề kháng kém thường sẽ bị vi khuẩn virus tấn công gây ra nhiều bệnh: ho, cảm cúm… Việc tăng sức đề kháng nhờ sử dụng Đẳng Sâm sẽ giúp bạn thích nghi tốt hơn với môi trường, thời tiết thay đổi. Từ đó cơ thể sẽ ít sinh bệnh, ốm đau và tràn đầy sức sống.

Tác dụng với hệ tuần hoàn

Hàm lượng Saponin dồi dào có trong Đẳng Sâm có công dụng bảo vệ hệ tuần hoàn khỏi tác động từ các cholesterol xấu. Ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. Ngoài ra thảo dược thiên nhiên này còn là “thần dược” giúp bạn bổ sung lượng hồng cầu trong máu, giúp cơ thể khỏe mạnh, khí huyết lưu thông.

Tác dụng với hệ tiêu hóa

Người có hệ tiêu hóa kém, hay gặp phải các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích thì nên sử dụng Đẳng Sâm. Dưỡng chất có trong Đẳng Sâm sẽ hỗ trợ chức năng tiêu hóa, mang đến cho bạn một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Thông Nhũ Đơn

Tác dụng tốt cho hệ tim mạch

Với những người có bệnh tim mạch thì Đẳng sâm có công dụng như sau:

Hạ huyết áp trong thời gian ngắn, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Nâng cao đường huyết trong trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết huyết. Giúp giảm nguy cơ choáng, ngất xỉu do cơ thể suy nhược.

Điều hòa nhịp tim, giảm áp lực cho các tĩnh mạch trong trường hợp người bệnh mất máu và có nhịp tim đập nhanh.

Tác dụng trong kháng viêm

Đẳng sâm có tính kháng viêm mạnh, giúp vết thương liền lại nhanh hơn. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây lở loét các khu vực xung quanh.

Theo các nghiên cứu thì Đẳng Sâm có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh: não mô cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, khuẩn đại tràng, trực khuẩn lao, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn đại tràng…

Với phụ nữ sau sinh

Đẳng Sâm có trong bài thuốc kết hợp với , bồ công anh, đinh lăng, cam thảo có tác dụng giúp lợi sữa, tăng cường tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt. Vừa giảm cân vừa đảm bảo dưỡng chất cho em bé đang trong giai đoạn cần sữa mẹ.

9. lưu ý gì khi sử dụng dược liệu.

Khi dùng Đẳng Sâm, không nên uống dùng hơn 63g vì có thể làm nhịp tim không đều và gây khó chịu ở vùng trước tim.

Cần hạn chế dùng chung với Lê lô.

Có rất nhiều loại dược liệu có tên “Đẳng sâm” vì vậy khi chọn mua nguyên liệu cần chú ý để tránh nhầm lẫn.

Không dùng cho người hỏa vượng, khí trệ và có thực tà.

Có thể dùng Đẳng Sâm thay cho nhân sâm với những trường hợp suy nhược, mệt mỏi, ăn kém, tiểu đục, vàng da,…

Với đặc tính dược lý trên, Đẳng Sâm có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu dùng sai cách. Vì vậy bạn nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Đẳng Sâm mà bài viết muốn gửi gắm: công dụng chữa bệnh, các bài thuốc tốt được kết hợp điều trị cho phụ nữ sau sinh. Hy vọng những thông tin trên sẽ bổ ích đối với bạn đọc.

Xem thêm:

Cách khắc phục khi bị mất sữa. Cần xem ngay nếu mẹ đang thiếu sữa cho bé

Mách mẹ cách chữa ít sữa bằng lá vô cùng hiệu quả, sữa về ướt áo