Cách khắc phục khi bị mất sữa. Cần xem ngay nếu mẹ đang thiếu sữa cho bé

sau

Cho con bú mẹ trong những tháng đầu đời là mong muốn của hầu hết các mẹ. Tuy nhiên không phải lúc nào mọi việc cũng như ý muốn. Mất sữa, ít sữa là nỗi lo lắng của rất nhiều mẹ. Điều đó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể khiến mẹ stress . Những đánh giá của mọi người xung quanh làm ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của mẹ. Nhiều mẹ vội vàng dùng đủ mọi cách khắc phục như ăn chân giò, chân dê liên tục hoặc  dùng máy hút sữa & sử dụng thuốc kích sữa…Vậy đâu mới là phương pháp đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm ra những cách khắc phục khi bị mất sữa đơn giản, hiệu quả & an toàn nhất nhé.

Dấu hiệu nhận biết mẹ mất sữa, ít sữa.

Để phát hiện bản thân mình ít sữa hay mất sữa. Mẹ có thể quan sát các dấu hiệu từ phía mẹ hoặc từ phía bé. Hãy cùng đọc và hiểu những dấu hiệu dưới đây nhé.

mất-sữa

Dấu hiệu mất sữa, sữa về ít nhận biết từ phía người mẹ.

Mẹ sau sinh mắc phải tình trạng mất sữa, ít sữa thường biểu hiện theo triệu chứng sau:

Bầu ngực trở nên lỏng lẻo, xẹp và nhũn

Một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ có lượng sữa dồi dào chính là bầu ngực luôn căng đầy và tròn. Do đó, nếu mẹ phát hiện bầu ngực trở nên lỏng lẻo & xẹp hoặc nhũn thì mẹ đang có nguy cơ mất sữa khá cao.

Không thấy đau tức ngực

Với những mẹ có lượng sữa dồi dào cho con bú thường có cảm giác bị đau tức ngực do sữa dồn về bầu ngực. Ngược lại, nếu không thấy đau tức ngực có nghĩa là mẹ đang dần ít sữa, mất sữa

Con bú, dùng máy hút hoặc tay vắt không thấy ra sữa

Nếu mẹ đã cho con bú, dùng máy hút sữa hoặc kích thích ngoại lực để giúp bầu vú tiết ra sữa. Nếu mẹ dùng máy hút vẫn không có sữa thì đó là những dấu hiệu mất sữa.

mất sữa

Dấu hiệu mất sữa, sữa về ít quan sát được ở em bé.

Một số dấu hiệu dưới đây có thể cho mẹ biết em bé không nhận đủ sữa mẹ.

  • Bé bú được 1 ít rồi ko bú nữa, bé bỏ bú, bé không tập trung lúc bú. Sữa mẹ ít khiến bé bú một lúc rồi ngừng bú.
  • Bé hay quấy khóc, chậm tăng cân và chiều cao:

Về lâu dài, bé tăng cân đều đặn sau khi chào đời là dấu hiệu tốt nhất cho thấy em bé đã nhận đủ sữa mẹ. Thông thường sau 5 hoặc 6 ngày sau sinh, trọng lượng của bé có thể tăng từ 20-30g mỗi ngày. Nếu em bé hay quấy khóc & ít tăng cân có thể là dấu hiệu mẹ đang thiếu sữa.

  • Khi bé bú đủ lượng sữa, bé thường mở miệng rộng & bú với nhịp điệu chậm và đều, đôi khi mẹ có thể nghe thấy tiếng con nuốt sữa.
  • Số lần thay tã ít trong ngày: Lượng phân & lượng nước tiểu của em bé ít có thể là một trong những dấu hiệu điển hình khi bé không nhận được đủ sữa mẹ.
  • Mất nước: Ngoài ra mẹ có thể quan sát thêm màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu có mầu sậm hơn bình thường thì có thể mẹ đang gặp phải tình trạng ít sữa & thiếu sữa.

Khi thấy có các dấu hiệu trên, mẹ tuyệt đối không được chủ quan & nhanh chóng tìm ra nguyên nhân vì sao mẹ ít sữa, mất sữa. Từ đó có cách khắc phục chữa mất sữa nhanh chóng và sớm nhất.

Nguyên nhân khiến mẹ mất sữa.

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa có thể là do nhiễm khuẩn núm vú.  Vi khuẩn xâm nhập sẽ gây bít tắc ống dẫn sữa. Vì vậy, mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh bầu ngực của mình khi cho con bú. Sử dụng khăn sạch & nước ấm để vệ sinh ngực trước khi cho bé bú. Nếu bé không bú hết sữa, mẹ nên vắt bớt sữa để tránh sữa bị vón cục & tắc nghẽn.

mất sữa

Cả hai nội tiết tố prolactin và oxytocin sẽ đóng vai trò trong việc quyết định lượng sữa mẹ. Dưới động tác mút của bé, khi bé bú mẹ, oxytocin sẽ được tiết ra nhiều hơn & nhờ đó giúp nguồn sữa mẹ thêm dồi dào. Nếu nang sữa chứa đầy sữa mà không thể tiết ra. Nó sẽ báo cho hệ thống để tiết ra ít sữa hơn. Hoạt động bú mẹ chính là chất xúc tác mạnh mẽ giúp sữa tiết ra ngày càng nhiều hơn.

Nếu bé càng ít bú thì khả năng mất sữa sau sinh càng cao.

Ngoài ra, các nguyên nhân gây mất sữa cũng đến từ lý do chủ quan & khách quan khác, bao gồm :

Stress, trầm cảm: Sau sinh mẹ thường rơi vào tình trạng tâm lý bất ổn khiến tinh thần suy giảm trầm trọng & điều này sẽ làm lượng sữa ngày càng ít dần.

Dinh dưỡng không đầy đủ:

Việc kiêng ăn quá mức hoặc ăn uống quá khắc khổ sau sinh sẽ làm sẽ làm mẹ thiếu chất & không đủ dinh dưỡng để đảm bảo nguồn sữa mẹ.

Nghỉ ngơi không hợp lý: Sau sinh rất cần nghỉ ngơi để tăng tốc độ phục hồi cơ thể. Nếu không cơ thể sẽ chóng rơi vào tình trạng mệt mỏi & suy yếu, khiến tuyến sữa hoạt động hoạt động kém hiệu quả.

Thiếu kinh nghiệm nuôi con: Cho con bú không đúng tư thế không kích thích được tuyến sữa. Đây cũng chính là nguyên nhân gây mất sữa hoặc tắc tia sữa ở mẹ.

Mẹ cho bé uống sữa công thức & ti giả quá sớm bé sẽ không thích bú mẹ không kích thích tuyến vú tiết ra sữa. Nếu mẹ không thường xuyên vắt sữa, hút sữa sẽ dễ dẫn đến tuyến sữa ít dần đi. Gây ra tình trạng tắc tia sữa hoặc áp xe vú. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Vì lượng sữa tiết ra cũng tương đương việc mẹ bị mất nước.

Sinh mổ: Mặc dù sinh mổ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng việc tiết sữa ban đầu sẽ có phần khó khăn hơn do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

Cho bé bú bình sớm: Khi bé được bú bình sẽ quen với núm vú giả và bỏ bê sữa mẹ. Trong khi đó, sữa mẹ muốn tiết nhiều và không bị tắc phải cần bé mút bú liên tục.

Cách khắc phục khi bị mất sữa.

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

Đây là một trong những cách lấy lại sữa mẹ đã mất hiệu quả bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe & nguồn dinh dưỡng hấp thụ hàng ngày của người mẹ. Trong thực đơn ăn uống, các mẹ không nên kiêng quá mà nên đa dạng chế độ ăn từ tinh bột, chất béo & chất xơ, vitamin, khoáng chất cho đến hoa quả. Càng nhiều nguồn dinh dưỡng sẽ càng có năng lượng để sản xuất sữa.

Một số món ăn lợi sữa mà các mẹ có thể tham khảo như:

Cháo cá chép, canh rau ngót thịt bò, chân giò hầm đu đủ & các loại nước như nước mè đen, nước đinh lăng, nước gạo lứt….

  • Cho con bú thường xuyên và đúng cách:

Sữa mẹ sản xuất & tiết ra theo nhu cầu của bé. Khi bé bú cơ thể mẹ sẽ được kích thích. Tuyến vú hoạt động trở lại để sản xuất sữa phục vụ cho nhu cầu của bé.

Hãy cho bé bú thường xuyên. Việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể của người mẹ hình thành được sản xạ tiết sữa. Tuyến vú làm việc hiệu quả sẽ làm cho khả năng tiết sữa được ổn định hơn. Trước khi cho bé bú mẹ nên thực hiện massage bầu ngực để kích thích sữa về & kích thích giãn nở các nang sữa giúp cho việc uống sữa tốt hơn.

  • Sử dụng máy hút sữa để kích sữa:

Việc cho con bú mẹ thường xuyên sẽ giúp mẹ tiết sữa càng nhiều. Tuy nhiên bé chỉ bú khi cảm thấy đói. Nên trong thời gian bé không bú, mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để kích thích tuyến sữa hoạt động nhiều hơn. Ngay cả khi có ít sữa hoặc không có mẹ vẫn nên sử dụng điều hút sữa theo cữ sẽ giúp sữa về nhanh & về nhiều hơn.

Bạn nên chọn loại máy hút sữa đôi để tiết kiệm thời gian & giúp cho sữa có thể tiết ra đều ở cả hai bên.

Khi không được điều trị kịp thời, ít sữa kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất sữa vĩnh viễn. Nếu mẹ có những dấu hiệu mất sữa sớm, hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân & cách khắc phục khi bị mất sữa. Hành trình nuôi dưỡng & chăm sóc một đưa trẻ không khi nào là đơn giản. Chỉ cần các mẹ cố gắng & kiên trì, tin vào chính bản thân mình các mẹ sẽ duy trì được nguồn sữa mát lành cho con.